Category Archives: Tạp bút

Viết những suy nghĩ linh tinh

Có nên viết tiếp hay không

Bao giờ bắt đầu viết một bài gì tôi luôn tự nhắc mình là tôi không giỏi văn, nên không phải viết để mong đợi có một bài cực hay, hay là một bài với nội dung cực kì hữu ích… Nah, viết chỉ vì muốn viết, lâu lâu thêm vài câu đùa giỡn có nó thỏa chí hài độc thoại (người ta chuyên nghiệp thì gọi là stand-up comedy, còn tôi lười và là tay ngang nên tôi tự gọi là lay-down comedy – nằm viết, ngồi viết). Cái đầu hay nghĩ linh tinh nên càng phải viết để lưu lại cho ngàn đời sau. Thủ nghĩ xem, ngàn đời sau ai đó lục internet và đọc được những gì tôi biết và thốt lên “What the fuck is this rubbish”, thật là phấn khích.

Từ chuyện không giỏi văn : chỉ mỗi năm tiểu học thì tôi còn kiếm được điểm văn cao cao một chút : văn tả cảnh, câu đơn, đầy đủ chủ ngữ vị ngữ v.v… qua trung học bắt đầu tay viết cùi đi : chữ cũng chỉ ở mức rõ dễ đọc chứ không đẹp, còn câu cú thì lủng củng, trình bày thì lan man lạc đề. Nhưng không sao, không hề nao núng, xông vào đại học không ai có thể chấm điểm văn của tôi nữa, cũng chẳng ai gò phải viết thế này thế kia mới được nữa, cùng với Yahoo360, WordPress và FB notes, tôi có thể viết tẹt ga, dở kệ, chỉ để thỏa cái sự muốn viết. Luận tinh tinh có, cảm xúc có, phim hay có, sách dở cũng có.

Cho đến chuyện viết gì : khi tuổi trẻ (tôi lúc đấy) “xông” vào đại học và sau đó là “xông” vào đi làm kiếm xèng lính mới tò te, cuộc sống đổi khác làm đề tài viết khá là nhiều, thông tin nhiều hơn, bạn bè ở khắp bao miền nhiều hơn, cảm thấy cuộc đời bất công hơn, bố mẹ cũng không sát nách rửa chén giặt đồ nấu ăn chở đi học cho nữa v.v… Nữa là lúc đấy tôi có cảm giác xã hội có nhiều thời gian hơn bây giờ (nhưng rõ ràng là không đúng lắm, vì ngày vẫn 24 tiếng và một năm vẫn nhiêu đó ngày kia mà, vũ trụ có giãn nở chắc không kéo ngày ngắn đi chứ?). Trước, người ta có nhiều thời gian để đọc sách, forum, mấy bài phân tích hướng dẫn, truyện tranh nhiều kì hơn. Rồi cả hồi đó học cái gì cũng mua sách về cả bộ gần 5 6 cuốn chỉ để học một cái mình chả bao giờ dùng (tôi có mua bộ C# về trang trí tủ sách, hồi đó dọc được hết intro thì mở truyện tranh ra đọc vui hơn). Học kiểu đọc, ghi chép ấy nó đòi hỏi phải tưởng tượng một chút, suy nghĩ một chút. Về sau này cái gì nó cũng ngắn gọn đi, course thì video (tiện thật), Python thì package sẵn hết cả, Photoshop thì preset đầy rẫy, thậm chí điện thoại kéo vài cái thanh vớ vỉn cũng tẩy nám văng tận bên kia quả đất. Youtube cũng toàn video ngắn bớt đi, Tiktok cũng những đoạn ngăn ngắn, tôi không dám nói là những video như vậy hời hợt hay thiếu nội dung, chúng nó vẫn đem lại thông điệp gì đó, nhưng trong khoảng thời gian 1, 2 phút cực ngắn như vậy mà truyền tải được nội dung mong muốn thì mấy bạn làm video phải công nhận là giỏi : khả năng tóm tắt nội dung, nói đâu đúng đó, xúc tích v.v… những cái mà tôi không có. Xem ra đẹp trai thôi chưa đủ mà phải có thêm một cái gì đó. Người xem cũng làm biếng hơn hay sao : viết hơi dài một chút thể nào cũng comment là “dài quá không đọc” hoặc “like trước đọc sau” (rồi quên luôn). Ah mà không, không phải mọi người làm biếng, là nhiều việc quá rồi không có thời gian. Thật là đáng tiếc, vì âm mưu làm phung phí thời gian của người khác mà tôi ấp ủ đã không thành công. Chủ đề cũng khó hơn : mở mắt ra là chính trị, chiến tranh, âm mưu, showbiz, tôi chả giỏi tìm thông tin cái nào cả, viết về sách, khoa học hay phim thấy cũng không hút lắm, mà càng ngày càng thấy mình biết ít, trên mạng chuyên gia thì nhiều, nói một câu vô thưởng vô phạt là chuyên gia bay vào tư vấn miễn phí ngay, tiếc một cái là khi hỏi thêm thì chuyên gia lặn mất tăm.

Đủ lý do làm nhụt chí, chả biết sự thật nó như thế, hay là thêm tuổi thì tánh xấu đi, lười hơn, hay bàn lui hơn không nữa.

Nhưng vậy không có nghĩa là ngưng viết.
Hóa ra tôi viết cũng có người đọc, không phải khán giả đông nghịt nhưng cũng là những bạn đọc tích cực (phải dừng ngang xin lỗi các bạn đọc là viết 1 bài/năm thì xứng đáng bị quăng vào sọt rác). Hồi trước có một bài viết về chuyện tôi đọc sách như thế nào, có feedback từ một bạn tôi chả quen chả biết, chỉ biết là bạn ấy thích, và cũng nhờ tôi mà bạn đấy tìm ra một mớ đầu sách để đọc, cho việc học toán của bạn ấy và chuyện giải trí nói chung. Hay là cái bài viết về Sherlock mà có một bạn mình rất quý đã nhắn tin riêng cho mình cảm ơn (có gì đâu cảm ơn nhỉ, mình phải cảm ơn bạn kia). Hay là một em đột nhiên nhắn tin qua hỏi dạo này còn viết không; có chứ vẫn viết, mấy bản nháp chắc lên cả nghìn (thật đấy), nhưng FB remove note với cả ít thời gian đi nên viết được một chút thì lại đứt mạch mất tiêu. Viết linh tinh thôi mà cũng có người đọc, xem ra mình siêu. Đồ là nếu mình chuyển qua viết nghiêm túc, thì.. sao cũng không biết nữa, chắc chả còn ai (đùa thôi, mình sẽ nhắn tin cho mẹ bắt mẹ like).

Tôi thích những người viết blog. Với tôi, những người nói hay là giỏi, những người viết (chưa cần giỏi) thì lại càng tuyệt vời hơn. Khi giấy trắng mực đen, người ta phải suy nghĩ nhiều hơn, chữ nghĩa phải chuẩn hơn và giải thích phải rõ ràng hơn. Những cái ấy đòi hỏi một trình độ nhất định, không phải ai cũng làm được. Muốn viết thì phải biết, muốn biết thì phải đọc, phải xem, phải suy ngẫm. Khi nguyên liệu đã đủ, cộng thêm một tí kinh nghiệm và khả năng trình bày là có thể mần được một cái gì đó rồi. Khả năng trình bày là một trong những khả năng mềm mà tôi thấy rất quan trọng, hồi xưa đi dạy mấy em sinh viên ĐH hay về sau này hướng dẫn mấy cô cậu master, tôi thấy các bạn hay quá tập trung vào chuyên môn mà quên mất việc quan trọng nhất là phải truyền đạt được nội dung cho người nghe. Viết là một trong những cách rèn luyện kỹ năng này (bên cạnh vẽ và chơi nhạc, và nhiều công cụ khác nữa, nhan sắc chẳng hạn, hô hô lại linh tinh). Khi khả năng truyền đạt được cải thiện, nó tốt cho việc giao tiếp, và cả giáo dục nữa (hãy nghĩ về những cuộc đối thoại giữa bố và con : “Tại sao nó lại như thế?” / “Tại vì bố muốn như thế?”). Càng hiểu biết nhiều, bạn sẽ càng thấy mình ngu đi, hay quá.

Xem ra khi lớn lên, thì thời gian rảnh rỗi lại ít đi. Vậy nên tranh thủ được lúc nào hay lúc nấy. Chứ chờ đến lúc “từ từ khi nào rảnh rồi viết”, thì hơi khoai.

I hope you are doing well

Hello stranger, whoever happens to read this post.

Nothing special, just after COVID (we’re still having it, but not so panic as before) and some stupid things about war and global warming and pollution here and there, our lives are not the same anymore. For me too, beside those things, my wife and me welcomed our first born last year, a cheerful boy, I love him. I realize life has many hidden gems which can be considered an endless adventure for a human.

I’m still playing games, playing my guitar, singing Oasis, doodling, and focusing on my job to earn money for my living.

I’m writing this just to wish you a happy life, courage and luck for whatever you are doing or planning to do.

Me, another random stranger.

October – Wake me up, breast cancer awareness month, rain and waiting for November.

I’ve just had a brief look at Facebook and realized that we’re in October already. The WHO page remind us that this is the month of breast cancer awareness (I’m always mistaken the logo of this thing). I remember reading the book “Breasts” Florence Williams, haven’t finished it yet, but it already gave me a fairly good amount of knowledge about women’s body, from a man’s point of view. Maybe I should have bought the book “Mon vagin, ma vie” (in french) as well when I had chance at the bookstore last September. I look at my body sometimes and I must say that nature has such a way to build things. It’s so hard for us men to understand the women’s body, therefore I’m grateful to those mentioned books, that allow me to understand better my wife, or other half of the world in general.

The rain comes more often, this month always make me want to listen some old songs like “I’ll take the rain” and “Rain and tears”, it must be a seasonal thing. Also, it’s time to listen “Wake me up when September ends” less often, to start waiting for “November rain”. Maybe.

Autumn is an awesome season, my most favorite season of the year.

Reading books will never be obsolete

Books have always played an integral part in my journey growing up. While there are many different platforms of entertainment and to gain knowledge, and I do enjoy them, books will never be obsolete.

When we were little, colorful books helped us recognize the world, and they planted the seed of imagination and creativity. I will never forget my mom reading those books to me, and at the same time, explaining moral stories that came within. Children are like plain sheets of paper, and books like these are the brightest colors.

Next up, comics. I guess you have once asked your mom to get a new one every week. Or the little novels to long ones, the hesitation to read them because of the walls of text quickly faded as you read more and more.

There are two subjects that I think the learn-by-heart fashion is not suitable: 3D geometry and literature. Geometry is present everywhere in the world around us, and literature is all the reasons I mentioned above. You may argue with the high school approach of literature as one-sided, and while unfortunately that is true at the moment, literature is more than that. If you learn it by heart, then humanity could just print one massive book and distribute it to everyone. Yet you see, there are millions if not more books ready for us to read and feel, and people are still publishing new ideas in books.

Lastly, you don’t read a book once. Some books deserve more than one read. There are books that you perceive one way in the past, and differently now, maybe more differently in the future. They mark our progress as a human being. A poor man’s time machine that. Maybe you’ll read your favorite novel, and the image of a 7-year-old you enjoying the same thing more than 10 years ago pops up. Personally, that’s how I keep my memory fresh, how I relive my childhood. Life is cruel sometimes, and the memory train with books as carriages is a good way to soften things a bit.

So read.

Some FEM-DEM coupling attempts

FEM and DEM are well-known for studying structural analysis and behavior of granular materials, respectively. There are some special cases that we wish to combine the two methods to profit all the strong points from both methods. Here  are a list of what I’ve found till the writing time of this blog post.

1. YADE – OOFEM

YADE is pretty well-known in Europe as an open-source DEM tool, written in C++ and PYTHON, and OOFEM is a FEM tool (latest version is 2017).

2. YADE – ESYS

Also from YADE document page, the link between FEM-DEM has been made using these two tools.

Very basic at the moment, lacks some serious development.

3. EDEM – ABAQUS

From version 2018, EDEM shows some supports for porting to ABAQUS. To some academic members, ABAQUS is their favorite numerical tool to do structural analysis.

4. YADE – COMSOL

There is a module developed by University of Ottawa, Canada to couple FEM-DEM using YADE and COMSOL based on JAVA linking.

Tính tò mò

Một trong những bản tính tôi thấy hay hay và thấy ghét cùng một lúc ở con người đó là bản tính tò mò, vậy nên viết về nó một chút chắc cũng vui.

Tại sao lại nói về sự tò mò? Chắc phải quay lại cuộc nói chuyện với một thằng bạn cách đây vài tuần, tán dóc với nó thì nhiều chủ đề, từ đá banh, game cho tới Vật lý lượng tử, lỗ đen rồi dark matter… trong một lần thảo luận thì có một câu là “tố chất của dân nghiên cứu là gì?”. Continue reading Tính tò mò

Chuyện cà phê

Cà phê – một thức uống hấp dẫn

Một tách cà phê để bắt đầu ngày mới

Đối với nhiều người, ly cà phê đầu tiên của buổi sáng là cách duy nhất để khởi đầu ngày mới. Nhưng thậm chí cà phê cũng đã trở thành một trong những phần thiết yếu của họ trong phần còn lại của ngày: cà phê có thể giúp tiêu hóa tốt hơn sau khi ăn, hay để thư giãn 5p khi làm việc ở công ty, hoặc để kết thúc một ngày mua sắm: một tách cà phê. Ở rất nhiều quốc gia, cà phê được xem như một thức uống “thần thánh”, mặc dù cách uống và cách pha chế có đôi chút khác nhau, thậm chí có thể chả giống gì nhau. Thời gian gần đây, cà phê của Italy nói chung, những tiệm cà phê kiểu của Mỹ và những quán cà phê thư giãn kiểu Vienna đã truyền bá khắp thế giới văn hóa cà phê của họ và đã thiết lập nên gần như là một sự “sùng bái” cho thức uống này.

Continue reading Chuyện cà phê